WEBSITE CHIA SẺ TÀI LIỆU

Mọi lúc – Mọi nơi

Sáng kiến kinh nghiệm sử dụng có hiệu quả lược đồ, bản đồ trong dạy môn địa lý lớp 5

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: “MỘT VÀI KINH NGHIỆM VỀ SỬ DỤNG BẢN ĐỒ, BẢNG SỐ LIỆU TRONG DẠY HỌC MÔN ĐỊA LÝ LỚP 5” . . A/ ĐẶT VẤN ĐỀ: Phần

ịa lý (trong phân môn Lịch sử và Địa lý lớp 5) nhằm giúp cho học sinh hiểu biết về thiên nhiên, về môi trường sống xung quanh, cung cấp cho học sinh một s

kiến thức cơ bản, thiết thực về các sự vật, hiện tượng và các mối quan hệ địa lý ở Việt Nam cũng như một số nước đại diện cho các châu lục trên thế giới. Dạy học Địa lý chiếm vai trò quan trọng nhằm góp phần hình thành và phát triển ở học sinh thói quen ham hiểu biết, yêu thiên nhiên, đất nước, con người, có ý thức và hành động bảo vệ thiên nhiên. Vì vậy dạy học Địa lý không những cung cấp cho học sinh các kiến thức Địa lý thuần tuý mà còn hình thành cho các em kĩ năng và năng lực tự học, đặc biệt là kĩ năng sử dụng bản đồ - bảng số liệu. Qua dự giờ, tìm hiểu các giờ dạy học Địa lý của các đồng nghiệp, tôi nhận thấy: - Về phía giáo viên: Hiện nay, nhiều giáo viên tiểu học khi dạy phân môn Địa lý đã sử dụng các thiết bị dạy học (bản đồ, bảng số liệu, tranh ảnh) để minh họa cho lời giảng của mình nhưng ít chú ý đến việc cho học sinh khai thác kiến thức từ các nguồn này. Một số giáo viên đã cố gắng phát huy sử dụng các thiết bị dạy học, rèn kĩ năng sử dụng bản đồ, bảng số liệu,. cho học sinh rất có hiệu quả nhưng số giờ học kiểu này còn quá ít vì chỉ được thực hiện trong giờ thao giảng, thanh tra hoặc thi giáo viên giỏi. Vì vậy vấn đề kĩ năng thực hành Địa lý của học sinh không được thực hiện thường xuyên. - Về phía học sinh: Các em chủ yếu dựa vào kênh chữ để phát biểu mà ít đề cập đến kênh hình, bản đồ-bảng số liệu và ít rèn luyện kĩ năng Địa lý do đó nhiều học sinh còn yếu về các kĩ năng này. Qua hai tuần đầu nhận lớp, tôi thấy kĩ năng thực hành Địa lý của các em còn yếu, nhiều em còn lúng túng khi đọc bản đồ, chỉ bản đồ chưa đúng cách, chưa biết phân tích kiến thức từ các bảng số liệu. Chất lượng học tập ở các tiết học chưa cao, sự hiểu biết của các em còn rất hạn chế, việc tiếp thu bài còn thụ động. Để giúp các em học tốt phân môn này, tôi đã tiến hành điều tra thực trạng để tìm hiểu nguyên nhân. Từ đó xác định được một số nguyên nhân cơ bản sau: - Học sinh chưa có phương pháp học môn Địa lý và chưa thực sự yêu thích môn học này. - Học sinh chưa có kĩ năng quan sát bản đồ, lược đồ. - Kĩ năng phân tích bảng số liệu, biểu đồ còn yếu. - Học sinh chưa hình thành kĩ năng chuẩn bị bài ở nhà( đọc và tìm hiểu bài, trả lời câu hỏi, chuẩn bị đồ dùng học tập, tranh ảnh,.). . . - Các em còn xem nhẹ môn học này vì cho rằng đây là môn học phụ (môn học bài ) nên ít đầu tư, tập trung nghiên cứu mà chỉ chú ý đầu tư thời gian học tập ở hai môn: Toán và Tiếng Việt. Mặt khác như chúng ta đã biết đổi mới phương pháp dạy học là một trong những vấn đề trọng tâm của đổi mới chương trình giáo dục phổ thông hiện nay. Những quan điểm đổi mới trong xây dựng chương trình và mục tiêu cần đạt trong dạy học tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên đổi mới phương pháp giảng dạy. Do đó trong quá trình thực hiện nhiệm vụ giảng dạy của mình bản thân tôi không ngừng học hỏi, tìm tòi đổi mới phương pháp dạy học và vận dụng các thiết bị dạy học sao cho phù hợp với trình độ của học sinh lớp mình phụ trách. Giúp học sinh hiểu sâu, nắm chắc kiến thức trong mỗi bài học, nhằm đạt kết quả cao nhất trong giờ dạy. Ngoài việc dạy tốt tất cả các môn học, trong quá trình dạy học tôi đã rút ra được kinh nghiệm về việc sử dụng thiết bị dạy học ( bản đồ-bảng số liệu) để hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức mới một cách hiệu quả. Học sinh hiểu bài ngay tại lớp, biết áp dụng những điều đã học trong thực tế cuộc sống hàng ngày. Đó là nội dung đề tài mà tôi đã vận dụng trong quá trình dạy học nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông hiện nay. B/ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN 1/ Quan điểm sử dụng bản đồ - bảng số liệu theo định hướng đổi mới phương pháp dạy học: * Mục tiêu dạy học địa lý lớp 5 là: - Hình thành cho học sinh một số biểu tượng, khái niệm mối quan hệ Địa lý đơn giản. Bước đầu hình thành và rèn luyện cho học sinh một số kĩ năng địa lý như: kĩ năng quan sát sự vật, hiện tượng địa lý, kĩ năng sử dụng bản đồ, kĩ năng nhận xét, so sánh, phân tích số liệu, kĩ năng phân tích mối quan hệ địa lý đơn giản. - Góp phần bồi dưỡng, phát triển ở học sinh những thái độ và thói quen ham học hỏi, tìm hiểu về môi trường xung quanh. Bồi dưỡng tình yêu con người, thiên nhiên, quê hương đất nước. Tôn trọng, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên. Theo định hướng đổi mới phương pháp dạy học, bản đồ-bảng số liệu, được sử dụng như là một nguồn cung cấp kiến thức giúp học sinh tìm tòi, phát hiện những kiến thức và hình thành kĩ năng bộ môn chứ không chỉ minh hoạ cho lời giảng của giáo viên. Như vậy bản đồ-bảng số liệu là đối tượng để học sinh chủ động, tự lực (đến mức tối đa) khai thác kiến thức dưới sự hướng dẫn cuả giáo viên. . . Rèn kĩ năng sử dụng bản đồ, phân tích số liệu là một trong những vấn đề quan trọng của phân môn Địa lý lớp 5. Vậy làm thế nào để giúp học sinh có kĩ năng sử dụng bản đồ, biết phân tích số liệu một cách thành thạo, người giáo viên cần phải nắm rõ và thực hiện: - Thế nào là bản đồ ? Bảng số liệu ? - Để tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh, bản đồ-bảng số liệu được khuyến khích sử dụng như thế nào (làm nguồn tri thức hay minh hoạ)?. - Thiết kế các bước hướng dẫn học sinh làm việc với bản đồ-bảng số liệu. * Tích cực hoá hoạt động của học sinh khi sử dụng bản đồ-bảng số liệu: - Bản đồ địa lý là hình vẽ thu nhỏ bề mặt Trái Đất hoặc một bộ phận bề mặt Trái Đất trên mặt phẳng dựa vào các phương pháp toán học, phương pháp biểu hiện bằng kí hiệu để thể hiện các thông tin về Địa lý . - Lược đồ là những bản đồ, nhưng thiếu yếu tố toán học ( tỉ lệ bản đồ, hệ thống kinh vĩ tuyến ,) nên không sử dụng để đo, tính khoảng cách mà chỉ dùng để nhận biết vị trí tương đối của một số đối tượng địa lý với một vài đặc điểm của chúng. 2/ Khai thác kiến thức từ bản đồ, lược đồ: Ở lớp 5 kiến thức và kĩ năng đọc hiểu, sử dụng bản đồ, lược đồ là rất cần thiết. Bản đồ, lược đồ là đồ dùng dạy học không thể thiếu được khi dạy học phân môn Địa lý. Bởi vậy muốn dạy tốt và học tốt môn học này cần có kĩ năng, phương pháp sử dụng các dụng cụ trực quan nói trên. 2.1/ Một số điều kiện để hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức từ bản đồ, lược đồ: * Đối với giáo viên: + Giáo viên cần xác định kiến thức trong bài mà học sinh cần nắm qua bản đồ, lược đồ sao cho phù hợp để học sinh có thể sử dụng kiến thức, kĩ năng đã học, tự phát hiện ra kiến thức mới. + Soạn một hệ thống câu hỏi dựa trên lược đồ trong sách giáo khoa và trình độ học sinh để dẫn dắt học sinh tự khám phá kiến thức. Các câu hỏi thể hiện dưới nhiều hình thức: tự luận, test (câu đúng sai, câu nhiều lựa chọn, câu điền,.). + Giáo viên nghiên cứu các loại bản đồ, lược đồ cần để phục vụ từng bài dạy làm cơ sở hướng dẫn cho học sinh. Từ bản đồ giáo viên dẫn dắt cho học sinh tự thu nhận được các kiến thức địa lý. * Đối với học sinh: . . Học sinh phải được trang bị một số kiến thức tối thiểu, cần thiết để biết cách làm việc với bản đồ. Để có tiết học tốt, theo tôi trước tiên phải rèn luyện cho các em cách sử dụng bản đồ, lược đồ một cách thành thạo cũng là tạo điều kiện cho các em hứng thú học tập và yêu thích môn Địa lý. Học sinh phải nắm bắt đầy đủ các kiến thức về bản đồ như cách diễn đạt, biểu hiện đối tượng địa lý trên bản đồ, xác định phương hướng, biết dựa vào các kí hiệu để tìm các đối tượng địa lý trên bản đồ hoặc dựa vào bản đồ để tìm ra các đặc điểm của đối tượng địa lý. Muốn sử dụng thành thạo các bản đồ, lược đồ cần phải thực hiện tốt các bước sau: Bước 1: Xác định phương hướng trên bản đồ: Trên bản đồ người ta thường quy định phía trên là hướng Bắc, phía dưới là hướng Nam, bên phải là hướng Đông, bên trái là hướng Tây. Giáo viên phải hướng dẫn học sinh xác định vị trí của các hướng: Đông, Tây, Nam, Bắc trên bản đồ, xác định vị trí của khu vực: ( bán cầu Bắc, bán cầu Nam). Chính nhờ việc xác định được các hướng và vị trí này sẽ giúp các em nắm được vị trí của các nước, các châu lục thể hiện trên bản đồ, lược đồ một cách dễ dàng. Ví dụ : Quan sát Lược đồ Việt Nam trong khu vực Đông Nam Á ( Bài 1: Việt Nam – Đất nước chúng ta) cho ta biết: Nước ta nằm trên bán đảo Đông Dương, thuộc khu vực Đông Nam Á trong vành đai nhiệt đới Bắc bán cầu. Phía Bắc nước ta giáp với Trung Quốc, phía Nam và Tây Nam giáp với nước Cam- pu- chia, phía Đông giáp với biển Đông, phía Tây giáp với Lào. Bước 2: Đọc tên bản đồ (hoặc lược đồ) để biết bản đồ (hoặc lược đồ) đó thể hiện nội dung gì ?. Ví dụ : - Bản đồ tự nhiên Việt Nam chủ yếu thể hiện các sự vật, hiện tượng tự nhiên của đất nước Việt Nam như: lãnh thổ, đồng bằng, sông, núi, biển, đảo,. - Lược đồ công nghiệp Việt Nam chủ yếu thể hiện các Trung tâm công nghiệp : rất lớn, lớn và vừa; nhà máy nhiệt điện; nhà máy thuỷ điện; các ngành khai thác khoáng sản; tên nhà máy, tên mỏ khoáng sản. Bước 3: Tìm vị trí đối tượng địa lý trên bản đồ dựa vào kí hiệu. Nắm vững kí hiệu được thể hiện trên bản đồ bằng cách đọc bảng chú giải, cụ thể như sau: . . Biên giới . Thủ đô Dãy núi Đỉnh núi Sông Nhà máy thuỷ điện Thành phố, thị xã Cao nguyên . . .

Xem thêm Rút gọn

Bạn đang xem trước 5 trang tài liệu, để xem tài liệu hoàn chỉnh vui lòng click vào nút Download ở dưới.

docx Số trang: 20 | Định dạng: pdf | Ngày: 18/04/2024

Tên tài liệu Định dạng
Sáng kiến kinh nghiệm sử dụng có hiệu quả lược đồ, bản đồ trong dạy môn địa lý lớp 5 docx
Sau khi tải tài liệu, Quý khách có thể chuyển đổi file tài liệu từ PDF sang WORD miễn phí tại đây
Từ khóa:
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
Sáng kiến kinh nghiệm một số KINH NGHIỆM về dạy tập đọc lớp 2
docx Số trang: 25 | Định dạng: pdf | Ngày: 18/04/2024