WEBSITE CHIA SẺ TÀI LIỆU

Mọi lúc – Mọi nơi

Luận văn thạc sĩ Tư tưởng hồ chí minh về con người với việc phát triển nguồn nhân lực ở tỉnh bến tre hiện nay

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN NGUYỄN THỊ ĐAN THỤY TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CON NGƯỜI VỚI VIỆC P

HÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC Ở TỈNH BẾN TRE HIỆN NAY LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC TP. HỒ CHÍ MINH – 2011 ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG Đ

I HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN NGUYỄN THỊ ĐAN THỤY TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CON NGƯỜI VỚI VIỆC PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC Ở TỈNH BẾN TRE HIỆN NAY Chuyên ngành: Triết học Mã số: 602280 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS.Vũ Văn Gầu LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC TP. HỒ CHÍ MINH – 2011 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả trình bày trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc và xuất xứ rõ ràng. TP. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2011 Tác giả Nguyễn Thị Đan Thụy MỤC LỤC Trang PHẦN MỞ ĐẦU . 1 1. Tính cấp thiết của đề tài 1 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu 3 3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu của đề tài 7 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 8 5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài 8 6. Kết cấu của luận văn . 8 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ HÌNH THÀNH VÀ NỘI DUNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CON NGƯỜI 9 1.1. Cơ sở thực tiễn và lý luận hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về con người . 9 1.2. Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về con người . 36 CHƯƠNG 2: VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CON NGƯỜI TRONG VIỆC PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC Ở TỈNH BẾN TRE HIỆN NAY 64 2.1. Khái quát đặc điểm tự nhiên và tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Bến Tre 64 2.2. Nguồn nhân lực và thực trạng nguồn nhân lực ở tỉnh Bến Tre hiện nay 69 2.3. Một số giải pháp phát triển nguồn nhân lực ở tỉnh Bến Tre hiện nay dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh về con người 83 KẾT LUẬN . 108 PHỤ LỤC 111 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO . 114 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hồ Chí Minh - người cha đáng kính của dân tộc Việt Nam đã đi xa nhưng Người để lại cho chúng ta một kho tàng lý luận vô giá trong đó có nội dung tư tưởng về con người. Vấn đề con người là vấn đề lớn, được đặt lên hàng đầu và là vấn đề trung tâm, xuyên suốt trong toàn bộ nội dung tư tưởng của Hồ Chí Minh. Cả cuộc đời hoạt động cách mạng của Người, thậm chí đến những giây phút cuối đời thì vấn đề giải phóng con người và đem lại hạnh phúc cho con người vẫn là mối bận tâm hàng đầu của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Hồ Chí Minh là hiện thân của lý tưởng vì con người trong thời đại mới. Mọi hành động và suy nghĩ, mọi trăn trở và nổ lực của Người trong sự nghiệp cách mạng đều chứa đựng một tư tưởng có ý nghĩa nhân văn sâu sắc - tư tưởng coi con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển xã hội. Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người chứa đựng những giá trị lý luận và thực tiễn to lớn soi sáng cho sự nghiệp cách mạng nhằm đem lại tự do, ấm no và hạnh phúc cho dân tộc Việt Nam, đặc biệt là chiến lược phát triển nguồn nhân lực trong quá trình đổi mới ở nước ta hiện nay. Trong sự nghiệp đổi mới hiện nay, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn quán triệt vận dụng và phát triển tư tưởng đó của Người. Con người Việt Nam đang là trung tâm trong “chiến lược phát triển toàn diện”, đang là động lực của công cuộc xây dựng xã hội mới với mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh, do nhân dân làm chủ và vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội. Điều này đã được thể hiện trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng Cộng sản Việt Nam “Nội lực có vai trò quyết định đối với sự phát triển. Có phát huy được nội lực mới thu hút và sử dụng có hiệu quả ngoại lực. Nội lực được tăng cường mới đảm bảo độc lập tự chủ về kinh tế và thực hiện hội nhập kinh tế quốc tế thành công. Phát huy nội lực 2 trước hết là phát huy nguồn lực con người, nguồn lực của toàn dân tộc” [10, 179]. Thực tế cho thấy rằng, để sự nghiệp cách mạng nói chung và đường lối đổi mới ở nước ta đi đến những thắng lợi, thành công như ngày hôm nay là do Đảng và nhân dân ta đã tiếp thu, vận dụng sáng tạo những quan điểm đúng đắn của tư tưởng Hồ Chí Minh, đặc biệt là tư tưởng Hồ Chí Minh về con người. Vì thế, trong bối cảnh hiện nay việc tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về con người và vận dụng tư tưởng đó một cách sáng tạo để phát triển nguồn nhân lực nhằm đưa sự nghiệp đổi mới đất nước đi đến thành công không chỉ có ý nghĩa lý luận to lớn mà còn có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc đặc biệt là đối với các tỉnh nghèo có điều kiện kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn, chất lượng nguồn nhân lực và hiệu quả sử dụng chưa cao như tỉnh Bến Tre. Tỉnh Bến Tre là vùng đất giàu tiềm năng, nhiều nguồn lực phát triển với các thế mạnh về kinh tế dừa, chăn nuôi đại gia súc (đứng hàng đầu vùng đồng bằng sông Cửu Long), kinh tế vườn (đứng hàng thứ hai), kinh tế biển (đứng hàng thứ ba về nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản) và còn có các vùng bảo tồn sinh thái rừng ngập mặn đặc thù. Trong lịch sử chính điều kiện tự nhiên ở đây góp phần tạo nên con người, vùng đất phương Nam đặc sắc và cũng chính con người đã cải tạo thiên nhiên, đứng lên “Đồng khởi” làm nên những trang sử vẻ vang trong cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm. Trong những năm đổi mới, với tinh thần “Đồng khởi”, tỉnh Bến Tre cùng với cả nước đạt được những thành tựu quan trọng trên tất cả các lĩnh vực của kinh tế - xã hội, nhưng cơ bản hiện nay còn là tỉnh nghèo, đời sống của nhân dân cũng còn gặp nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo và tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng còn cao, trình độ dân trí thấp và chưa được cải thiện. Có nhiều nguyên nhân của hiện trạng trên nhưng trước hết và quan trọng là do chưa thực hiện tốt chiến lược phát triển nguồn nhân lực, nhất là chưa có 3 nguồn nhân lực chất lượng cao, đủ năng lực để tỉnh Bến Tre phát triển nhanh và bền vững cũng như thực hiện đường lối công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Để tỉnh Bến Tre có thể phát triển nhanh và bền vững, thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì cần phải phát triển nguồn nhân lực. Để có được nguồn nhân lực chất lượng cao cho tỉnh Bến Tre thì tư tưởng Hồ Chí Minh về con người là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam để xây dựng, phát triển nguồn nhân lực này. Chính vì những lý do nêu trên, nên tác giả chọn vấn đề “Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người với việc phát triển nguồn nhân lực ở tỉnh Bến Tre hiện nay” làm đề tài luận văn thạc sĩ triết học của mình. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài Hồ Chí Minh trên cơ sở tiếp nối truyền thống tư tưởng của dân tộc, tinh hoa tư tưởng của nhân loại về con người và đặc biệt tiếp thu vận dụng sáng tạo những quan điểm đúng đắn của chủ nghĩa Mác - Lênin đã đưa ra những nội dung tư tưởng hết sức sâu sắc về con người. Tư tưởng đó của Người đã là ngọn đuốc soi đường đưa cuộc cách mạng giải phóng dân tộc giành thắng lợi. Và trong giai đoạn hiện nay, trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, trong bối cảnh toàn Đảng, toàn dân ta đang quyết tâm thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì tư tưởng Hồ Chí Minh về con người vẫn là ngọn đuốc soi đường, kim chỉ nam cho mọi hành động của Đảng và của nhân dân ta. Chính vì vậy, nghiên cứu tầm quan trọng của tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề con người đã trở thành công việc thường xuyên của nhiều nhà khoa học, nhiều nhà nghiên cứu lý luận với một số lượng công trình lớn có giá trị thiết thực. Bên cạnh đó, trong không khí chung cả nước đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì chiến lược phát triển nguồn nhân lực cần phải được chú trọng hơn bao giờ hết, nguồn nhân lực phải trở thành động lực và mục tiêu cho sự phát triển. Bởi lẽ, không có nguồn nhân lực đủ mạnh thúc . 4 đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì chúng ta khó tránh khỏi nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế, khó sánh vai cùng cường quốc năm châu và khó đạt được mục tiêu đến năm 2020 trở thành một nước công nghiệp hiện đại. Trong phạm vi những nội dung có liên quan đến đề tài luận văn, tựu trung có thể khái quát hai khuynh hướng cơ bản sau: Một là, các công trình, sách báo nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về con người. Với nội dung này, chúng ta phải kể đến những tác phẩm tiêu biểu như sau: Trước tiên là “Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển văn hóa và con người” do GS. Đặng Xuân Kỳ (chủ biên), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005; tác phẩm này gồm có ba phần và tám chương, đề cập đến những vấn đề cơ bản như: tư tưởng về văn hóa và con người trong lịch sử và sự kế thừa của Hồ Chí Minh, tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa và con người, sự vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa và con người vào việc phát triển văn hóa và xây dựng con người Việt Nam hiện nay. Tiếp theo là “Tư tưởng Hồ Chí Minh với sự nghiệp xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện” của PGS.TS. Thành Duy, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001; cuốn sách gồm sáu chương đề cập đến những quan điểm cơ bản về mối quan hệ giữa văn hóa với việc xây dựng con người phát triển toàn diện, nguồn gốc và quá trình hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về con người phát triển toàn diện, về đặc điểm và bản chất, quan điểm và giải pháp xây dựng con người phát triển toàn diện trong bối cảnh hiện nay. Tác giả khẳng định: “Vấn đề xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện chưa bao giờ đặt ra cấp bách như hiện nay khi đất nước ta đang trong quá trình đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong bối cảnh thế giới đã bước vào nền văn minh mới. Do đó, việc nghiên cứu những quan điểm cơ bản về sự nghiệp “trồng người” và xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện của Hồ Chí Minh trong lúc này là . . 5 cấp thiết hơn bao giờ hết” [9, 176]. “Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người” của TS. Lê Quang Hoan, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002. Đây là đề tài nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về con người với việc phát huy nhân tố con người trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam hiện nay dưới góc độ triết học một cách cơ bản, có hệ thống. Tác giả đã tiến hành nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về con người để từ đó vận dụng những giá trị tư tưởng Hồ Chí Minh vào làm sáng tỏ một số vấn đề có tính quy luật nhằm phát huy nhân tố con người trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam hiện nay. Ngoài ra còn có các đề tài như: Phạm Ngọc Anh với “Tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người”, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005; “Tư tưởng về cán bộ và công tác cán bộ” của PGS.TS. Bùi Đình Phong, Nxb. Lao động, Hà Nội, 2006; “Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người và về chính sách xã hội” do Lê Sĩ Thắng (chủ biên), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996;… Ngoài các công trình nêu trên, tư tưởng Hồ Chí Minh về con người còn được nhiều tác giả nghiên cứu, viết thành những bài báo cô đọng, sâu sắc đăng trên các báo như: “Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người và chiến lược trồng người”, Tạp chí công tác khoa giáo, 12/1997; Nguyễn Văn Tài với “Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người và phát huy nhân tố con người”, Tạp chí Triết học, số 2/2004; “Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển xã hội” của Lê Thị Hương, Tạp chí Triết học, số 9/2006; “Triết lý vì con người trong tư tưởng Hồ Chí Minh” của Phạm Xuân Hoàng, Tạp chí Nghiên cứu con người, số 6/2003… Hai là, ở góc độ phát triển nguồn nhân lực có các công trình khoa học, sách báo nghiên cứu như sau: “Phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” của TS. Nguyễn Thanh, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002; tác giả đã đề cập một cách tương đối có hệ thống cơ sở lý luận và thực tiễn của việc . . 6 phát triển nguồn nhân lực ở nước ta, đồng thời chỉ rõ thực trạng nguồn nhân lực ở nước ta hiện nay, phân tích một số định hướng chủ yếu trong việc phát triển nguồn nhân lực nhằm đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, trên cơ sở đó, tác giả đã tập trung phân tích làm nổi bật vai trò của giáo dục - đào tạo đối với việc phát triển nguồn nhân lực ở nước ta, mà cho đến nay sự phát triển của thực tiễn đang đòi hỏi cần phải có sự bổ sung, khái quát thêm về lý luận cho phù hợp với thực tiễn. “Về chiến lược con người ở Việt Nam” của Vương Liêm, Nxb. Lao động, 2005; tác giả đã trình bày những vấn đề sau: thực trạng nguồn nhân lực ở Việt Nam hiện nay, vai trò của nguồn nhân lực Việt Nam trong thời kỳ mới và vấn đề giáo dục - đào tạo nguồn nhân lực. “Từ chiến lược phát triển giáo dục đến chính sách phát triển nguồn nhân lực” của Viện nghiên cứu phát triển giáo dục, Nxb. Giáo dục, 2002; trong tác phẩm này tác giả đã trình bày: các vấn đề phương pháp luận về chiến lược và chính sách phát triển nguồn nhân lực; thực tiễn về chiến lược và chính sách phát triển nguồn nhân lực của Việt Nam, kinh nghiệm quốc tế về chiến lược và chính sách phát triển nguồn nhân lực… Trên các tạp chí có các bài viết về vấn đề nguồn nhân lực hết sức sâu sắc như sau: “Nguồn nhân lực trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, Tạp chí Triết học, số 3/1994 của GS.TS. Nguyễn Trọng Chuẩn; “Nguồn nhân lực con người - yếu tố quyết định sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, Tạp chí Nghiên cứu giáo dục, số 4/1998 của TS. Đoàn Văn Khái; “Về vai trò của nguồn lực con người trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa”, Tạp chí Triết học, số 6/1998 của TS. Phạm Văn Đức; “Nguồn nhân lực động lực của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, Tạp chí Triết học, số 1/1996 của PGS.TS. Nguyễn Thế Nghĩa;… Các công trình này đã phân tích sự tác động qua lại giữa nguồn lực con người với các nguồn lực khác: nguồn vốn, tài nguyên thiên nhiên, cơ sở vật chất - kỹ thuật, vị trí địa lý, nguồn lực . . 7 nước ngoài… trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, từ đó đi đến khẳng định yếu tố quyết định thuộc về nguồn lực con người. Qua các công trình trên cho thấy các tác giả đã nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về con người và việc phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa khá hệ thống và sâu sắc. Tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa có công trình khoa học nào trực tiếp nghiên cứu về vấn đề “Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người với việc phát triển nguồn nhân lực ở tỉnh Bến Tre hiện nay”. Trên cơ sở kế thừa kết quả các công trình nghiên cứu được công bố liên quan trực tiếp đến đề tài của luận văn, tác giả nghiên cứu, tiếp tục phân tích và trình bày cơ sở hình thành và nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về con người; từ đó vận dụng tư tưởng của Người về vấn đề này vào việc phát triển nguồn nhân lực ở tỉnh Bến Tre trong giai đoạn hiện nay. 3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu của đề tài Từ góc độ triết học, mục đích của luận văn là tìm hiểu một cách có hệ thống nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về con người. Từ đó vận dụng những giá trị tư tưởng Hồ Chí Minh về con người nhằm phát triển nguồn nhân lực ở tỉnh Bến Tre hiện nay. Để đạt được mục đích trên, luận văn giải quyết những nhiệm vụ chủ yếu sau: Một là, trình bày cơ sở hình thành và nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về con người. Hai là, trên cơ sở làm rõ nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về con người, luận văn trình bày sự vận dụng tư tưởng của Người vào việc phát triển nguồn nhân lực ở tỉnh Bến Tre hiện nay. Phạm vi nghiên cứu: tác giả chỉ tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về con người và rút ra giá trị tư tưởng đó để vận dụng vào việc phát triển nguồn nhân lực trên địa bàn tỉnh Bến Tre trong giai đoạn hiện nay. . . 8 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu Để thực hiện mục đích, nhiệm vụ đã nêu trên của đề tài, tác giả dựa trên cơ sở thế giới quan, phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử để nghiên cứu, trình bày luận văn của mình. Đồng thời, tác giả còn sử dụng hệ thống các phương pháp như: logic và lịch sử, tổng hợp và phân tích, diễn dịch và quy nạp, đối chiếu và so sánh để trình bày luận văn. 5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về con người với việc phát triển nguồn nhân lực ở tỉnh Bến Tre hiện nay có ý nghĩa lý luận và thực tiễn hết sức sâu sắc. Về lý luận, luận văn góp phần trình bày một cách có hệ thống và làm sâu sắc thêm cơ sở hình thành và nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề con người. Về thực tiễn, luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo để tỉnh Bến Tre phát triển nguồn nhân lực tỉnh nhà phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay. 6. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm hai chương, năm tiết. . . 9 Chương 1 CƠ SỞ HÌNH THÀNH VÀ NỘI DUNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CON NGƯỜI 1.1. CƠ SỞ THỰC TIỄN VÀ LÝ LUẬN HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CON NGƯỜI 1.1.1. Bối cảnh lịch sử - xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX - cơ sở thực tiễn của sự hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về con người Bất cứ học thuyết, lý luận, tư tưởng nào xuất hiện đều gắn liền với bối cảnh lịch sử - xã hội nhất định vì suy cho đến cùng thì lý luận bao giờ cũng xuất phát từ thực tiễn và đáp ứng nhu cầu của thực tiễn. Sự hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề con người cũng không ngoại lệ. Thực tiễn xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX là cơ sở cho sự hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung và tư tưởng Hồ Chí Minh về con người nói riêng. Đó là giai đoạn lịch sử thế giới và xã hội Việt Nam có nhiều biến động sâu sắc trên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội. Lịch sử thế giới thời kỳ này có nhiều biến đổi hết sức to lớn. Chủ nghĩa tư bản chuyển từ giai đoạn tự do cạnh tranh sang giai đoạn độc quyền, tức chủ nghĩa đế quốc. Các nước đế quốc đứng đầu là Anh, Pháp, Mỹ bành trướng sự xâm lược vũ trang nhằm thiết lập hệ thống thuộc địa cho chủ nghĩa đế quốc ở hầu khắp các quốc gia Châu Á, Châu Phi và Mỹ La Tinh. Dưới gót giày xâm lược của chủ nghĩa đế quốc, cuộc sống của nhân dân các nước thuộc địa bị bóc lột thậm tệ, quyền con người bị xâm phạm thô bạo. Chính sự xâm chiếm thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc đã làm nảy sinh nhiều mâu thuẫn mới và ngày càng trở nên gay gắt, đó là mâu thuẫn giữa các dân tộc thuộc địa với chủ nghĩa đế quốc thực dân. Điều đó đặt ra cho các dân tộc, các quốc gia thuộc địa vấn đề hàng đầu là phải tiến hành đấu tranh giải phóng dân tộc, giải phóng con người. . . 10 Cùng với mâu thuẫn mới nảy sinh, mâu thuẫn cơ bản vốn có trong lòng xã hội tư bản: mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản và giai cấp vô sản vẫn chưa được giải quyết. Giai cấp vô sản ở chính quốc cũng chịu sự áp bức, bóc lột dã man, vô nhân đạo của giai cấp thống trị. Như vậy, đến cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, vấn đề con người, quyền con người, giải phóng con người đặc biệt là giải phóng người lao động bị áp bức, bóc lột trên toàn thế giới, đem lại độc lập, tự do, hạnh phúc, cơm no, áo ấm cho mọi người, cho nhân loại không chỉ là vấn đề của riêng quốc gia dân tộc nào mà nó mang tính toàn cầu. Trong khi đó, ở Việt Nam, chế độ phong kiến đang lún sâu vào con đường khủng hoảng suy vong trầm trọng. Chính sách cai trị khắc nghiệt và sai lầm của triều Nguyễn đã làm cho nông nghiệp tiêu điều, xơ xác; các ngành nghề thủ công truyền thống trong nhân dân suy thoái rõ rệt; công nghiệp ngày càng lụi tàn, thương nghiệp sút kém… Trên cơ sở tất cả các mặt của một nền kinh tế sa sút như vậy, tài chính quốc gia ngày càng thêm kiệt quệ. Trong bối cảnh ấy, mâu thuẫn giữa tập đoàn phong kiến nhà Nguyễn với nhân dân cả nước - chủ yếu là nông dân, đã trở nên vô cùng gay gắt và được bộc lộ ra ngoài bằng hàng loạt các cuộc khởi nghĩa nông dân xuyên suốt các đời vua triều Nguyễn, càng về sau càng lan rộng và dâng cao. Trong khi mâu thuẫn giai cấp chưa giải quyết thì thực dân Pháp phát động chiến tranh xâm lược Việt Nam. Mờ sáng ngày 01/09/1858, tàu chiến Pháp đã nổ súng tấn công cảng Đà Nẵng rồi cho quân đổ bộ chiếm bán đảo Sơn Trà. Khi đó, xã hội Việt Nam tồn tại hai mâu thuẫn cơ bản: mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp cùng bè lũ tay sai bán nước - đây là mâu thuẫn cơ bản nhất cần phải giải quyết và mâu thuẫn giữa toàn thể nhân dân lao động mà chủ yếu là giữa nông dân với địa chủ phong kiến. . . 11 Trước vận mệnh Tổ quốc lâm nguy, vận mệnh dân tộc như ngàn cân treo sợi tóc, phong trào kháng chiến cứu quốc của quần chúng dâng cao như vũ bão, đang nhanh chóng biến thành một cuộc chiến tranh nhân dân rộng lớn, nhiều nơi, nhiều lúc sôi nổi và mạnh mẽ lạ thường, buộc kẻ thù thực dân phải nhiều phen thối chí nản lòng và tỏ lời khâm phục. Nhưng bất chấp làn sóng đấu tranh của nhân dân ngày càng dâng cao, phong kiến triều Nguyễn trước sau vẫn ngoan cố thi hành chính sách thương lượng cầu hòa vô điều kiện với Pháp. Bằng hai hiệp ước ký kết ngày 25/08/1883 và ngày 06/06/1884 đánh dấu sự đầu hàng của toàn bộ giai cấp phong kiến Việt Nam trước chủ nghĩa thực dân Pháp, đồng thời cũng cắm mốc cáo chung cho nhà nước phong kiến độc lập và chấm dứt giai đoạn phong trào đấu tranh của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của giai cấp phong kiến. Với sự nhu nhược, yếu hèn, triều đình nhà Nguyễn đã bán đứng nhân dân Việt Nam cho thực dân Pháp, biến nước ta từ một nước phong kiến độc lập thành một nước thuộc địa nửa phong kiến dưới sự cai trị tàn khốc của thực dân Pháp. Sự thối nát bạc nhược của chế độ phong kiến Việt Nam, sự xâm lược và bóc lột tàn ác của thực dân Pháp vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX làm cho dân tộc ta mất độc lập, nhân dân ta mất tự do, đồng bào ta phải sống trong cảnh tối tăm, tủi nhục của kiếp người nô lệ. Nhân dân Việt Nam mất độc lập, tự do ngay trên mảnh đất quê hương, phải chịu sự bảo hộ của thực dân Pháp về mọi mặt từ kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội… đất nước Việt Nam chìm đắm trong một thời kỳ đen tối. Quyền dân tộc tự quyết, quyền con người của dân tộc Việt Nam dưới sự bảo hộ của thực dân Pháp bị xâm phạm và chà đạp hơn bao giờ hết. Năm 1897, thực dân Pháp hoàn thành công cuộc bình định Việt Nam về mặt quân sự và bắt tay vào khai thác thuộc địa (lần thứ nhất từ 1897 đến 1914 . .

Xem thêm Rút gọn

Bạn đang xem trước 15 trang tài liệu, để xem tài liệu hoàn chỉnh vui lòng click vào nút Download ở dưới.

docx Số trang: 124 | Định dạng: pdf | Ngày: 24/04/2024

Tên tài liệu Định dạng
Luận văn thạc sĩ Tư tưởng hồ chí minh về con người với việc phát triển nguồn nhân lực ở tỉnh bến tre hiện nay docx
Sau khi tải tài liệu, Quý khách có thể chuyển đổi file tài liệu từ PDF sang WORD miễn phí tại đây
Từ khóa:
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
Luận văn thạc sĩ Tư tưởng duy vật trong triết học hy lạp cổ đại
docx Số trang: 105 | Định dạng: pdf | Ngày: 24/04/2024
Luận văn thạc sĩ Tư tưởng đạo đức của john stuart mill
docx Số trang: 137 | Định dạng: pdf | Ngày: 24/04/2024
Luận văn thạc sĩ Tư tưởng dân chủ của phan bội châu
docx Số trang: 108 | Định dạng: pdf | Ngày: 24/04/2024
Luận văn thạc sĩ Tư tưởng con người trong chủ nghĩa hiện sinh
docx Số trang: 119 | Định dạng: pdf | Ngày: 24/04/2024