WEBSITE CHIA SẺ TÀI LIỆU

Mọi lúc – Mọi nơi

Luận văn thạc sĩ Vấn đề con người trong triết học lão tử

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN D E LÊ HỒNG GIANG VẤN ĐỀ CON NGƯỜI TRONG TRIẾT HỌC LÃO TỬ LUẬN V

N THẠC SĨ TRIẾT HỌC TP. HỒ CHÍ MINH - 2009 ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN D E LÊ HỒNG GIANG VẤN Đ

Ề CON NGƯỜI TRONG TRIẾT HỌC LÃO TỬ Chuyên ngành : TRIẾT HỌC Mã số : 60.22.80 LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC Người hướng dẫn khoa học: TS. HÀ THIÊN SƠN TP. HỒ CHÍ MINH - 2009 MỤC LỤC Trang PHẦN MỞ ĐẦU . 01 Chương 1: BỐI CẢNH LỊCH SỬ VÀ VẤN ĐỀ CON NGƯỜI TRONG TRIẾT HỌC TRUNG QUỐC CỔ ĐẠI 20 1.1. Bối cảnh lịch sử Trung Quốc cổ đại 20 1.2. Vấn đề con người trong triết học Trung Quốc cổ đại 30 1.2.1. Nội dung vấn đề con người trong triết học . 30 1.2.2. Vấn đề con người trong một số học thuyết khác thời Xuân Thu - Chiến Quốc 32 Chương 2: LÃO TỬ VÀ VẤN ĐỀ CON NGƯỜI TRONG ĐẠO ĐỨC KINH 49 2.1. Lão Tử và tác phẩm Đạo đức kinh. 49 2.1.1. Thân thế Lão Tử 49 2.1.2. Tác phẩm Đạo đức kinh 50 2.2. Vấn đề con người trong tác phẩm Đạo đức kinh 52 2.2.1. Con người trong mối quan hệ với tự nhiên 53 2.2.2. Con người trong các mối quan hệ xã hội 62 KẾT LUẬN . 79 TÀI LIỆU THAM KHẢO 92 LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình do tôi nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu là trung thực và chưa được công bố. Người thực hiện LÊ HỒNG GIANG 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Để có thể cải tạo và phát triển xã hội, con người không chỉ cần phải có những hiểu biết về thế giới tự nhiên, về xã hội mà còn rất cần phải tìm hiểu chính mình. Vì vậy từ rất lâu vấn đề con người đã trở thành đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học xã hội nhân văn, đặc biệt là khoa học triết học. Ngày nay, cùng với cuộc cách mạng khoa học công nghệ, các trào lưu cách mạng xã hội đã và đang tạo ra những biến đổi sâu sắc và hết sức năng động trên mọi lĩnh vực đời sống xã hội. Để có thể thực hiện được sự nghiệp đổi mới, phát triển đất nước trong bối cảnh phức tạp hiện tại thì hơn lúc nào hết chúng ta cần phải chú trọng đến vấn đề con người. Báo cáo của Ban chấp hành Trung ương Đảng tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X đã chỉ rõ, một trong những nhiệm vụ quan trọng của chúng ta hiện nay là “Tiếp tục cụ thể hóa chiến lược phát triển văn hóa, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, tiếp thu những thành tựu và tinh hoa văn hóa nhân loại, hoàn thiện hệ thống giá trị của con người Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế” [27, 284-285]. Muốn thực hiện được nhiệm vụ này, chúng ta không thể chỉ nghiên cứu vấn đề con người trong hiện tại mà rất cần phải đẩy mạnh kế thừa những tri thức, những hiểu biết về con người trong quá khứ, đặc biệt là những tri thức mà khoa học triết học đã mang lại. Chúng tôi chọn triết học Trung Quốc cổ đại vì trong lịch sử triết học nhân loại thì triết học Trung Quốc cổ đại thực sự là một kho tàng quý giá cần phải luôn trở lại nghiên cứu. Hơn nữa do ảnh hưởng của tư tưởng triết học này đặc biệt sâu sắc không chỉ với văn hóa Trung Quốc mà còn với 2 văn hóa các quốc gia chịu ảnh hưởng văn hóa Trung Quốc trong đó có Việt Nam. Vì vậy để hiểu được cội nguồn của các vấn đề hiện tại ở Việt Nam rất nên trở lại tìm hiểu các vấn đề tư tưởng của triết học cổ đại Trung Quốc. Nhu cầu cần phải xây dựng một mô hình xã hội và một cách thức vận hành xã hội mới để vượt qua sự khủng hoảng, loạn lạc, bế tắc là một như cầu cấp thiết của xã hội Trung Quốc cổ đại. Trọng tâm tiến hành cuộc cải cách đó là con người và xã hội con người, trong đó vấn đề thay đổi thế giới quan, nhân sinh quan của con người đặc biệt quan trọng. Các học thuyết triết học cổ đại Trung Quốc đều hướng mục tiêu này. Trong số những triết gia cổ đại Trung Quốc, Lão Tử được coi là một tượng đài đặc biệt. Ảnh hưởng tư tưởng triết học của ông rất sâu sắc trong hàng ngàn năm qua, không chỉ ở Trung Quốc mà còn lan tỏa ra nhiều quốc gia khác từ Đông sang Tây. Thậm chí cho đến nay ảnh hưởng này vẫn chưa hết tính thời sự. Do vậy mà việc khảo cứu, chú giải, bình luận về tư tưởng Lão Tử cũng đã trở thành một gia tài tri thức đồ sộ của nhân loại khi hàng ngàn năm qua các học giả của nhiều thời đại đã luôn thực hiện các công việc này. Tuy nhiên từ những cách tiếp cận khác nhau trong những bối cảnh địa lý, lịch sử khác nhau, những vấn đề nghiên cứu trong tư tưởng triết học của Lão Tử rất đa dạng và phong phú và không phải lúc nào cũng thống nhất. Chúng tôi với ý thức trau dồi kiến thức triết học, trên cơ sở kế thừa những thành tựu nghiên cứu của người đi trước thấy rằng, những vấn đề trong tư tưởng triết học của Lão Tử vẫn là một đề tài hấp dẫn gợi mở những suy ngẫm, những lý giải cho thực tế hiện tại. Vì vậy dù không hy vọng có đóng góp mới, chúng tôi vẫn chọn tư tưởng triết học của Lão Tử làm đề tài luận văn của mình và coi đây là cơ hội để tăng cường trang bị . 3 kiến thức cho bản thân nhằm thực hiện tốt hơn nhiệm vụ nghiên cứu giảng dạy trong lĩnh vực khoa học xã hội nhân văn. Việc tiếp cận từ hướng nghiên cứu vấn đề con người trong triết học của Lão Tử, nghiên cứu vấn đề quan hệ giữa hạt nhân biện chứng trong vũ trụ quan của ông với nhân sinh quan, chính trị quan mà ông đưa ra để định chuẩn hành vi ứng xử của con người có thể sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn sự sâu sắc của triết học Lão Tử và những nguyên nhân khiến nó có một ảnh hưởng lâu dài và to lớn trong lịch sử tư tưởng Trung Quốc và Việt Nam. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài Tư tưởng triết học của Lão Tử đã trở thành tinh hoa văn hóa nhân loại. Hơn hai ngàn năm qua việc nghiên cứu chú giải phân tích về tư tưởng triết học của Lão Tử đã không chỉ là mối quan tâm của các học giả Trung Quốc mà còn của nhiều học giả ở quốc gia khác từ Đông sang Tây. Việc nghiên cứu này không những chỉ nhiều về số lượng, đa dạng phong phú về nội dung mà còn trải suốt thời gian từ thời cổ đại đến nay. Tư tưởng triết học của Lão Tử chứa đựng trong 5000 chữ của Đạo đức kinh đã trở thành tinh hoa của văn hóa Trung Quốc và các nghiên cứu về nó cũng trở thành một gia tài tri thức đồ sộ của văn hóa nhân loại. Hơn nữa, không giống với bất kỳ một văn bản nào, Đạo đức kinh là một văn bản đầy thách thức vì trên hai ngàn năm qua sách chú giải nó có rất nhiều, sách dịch ra tiếng nước ngoài cũng không ít nhưng vẫn chưa thật sự thống nhất về nội dung phản ánh đúng bản chất tư tưởng của Lão Tử. Do vậy, việc tổng quan về tình hình nghiên cứu tư tưởng triết học Lão Tử nói chung về vấn đề con người trong triết học Lão Tử nói riêng là rất khó và sẽ luôn không đầy đủ. Trong khuôn khổ luận văn và những hiểu biết của mình, chúng tôi chỉ có thể giới thiệu một vài nét chủ yếu về . . 4 lịch sử nghiên cứu tư tưởng triết học Lão Tử ở Trung Quốc, ở phương Tây và ở Việt Nam. Tại Trung Quốc Đạo đức kinh của Lão Tử đã trở thành kinh điển của văn hóa Trung Hoa bên cạnh quyển Luận ngữ tác phẩm kinh điển của Nho giáo. Những triết gia lớn của Trung Quốc từ cổ đại như Hàn Phi (sách Hàn Phi Tử có hai thiên Dụ Lão và Giải Lão là công trình chú giải sách Lão Tử đầu tiên). Vương Sung (thời Đông Hán), Vương Phu Chi (cuối đời Minh), v.v đều xây dựng hệ thống tư tưởng của mình trên cơ sở tư tưởng triết học của Lão Tử. Những sử gia, văn gia, học giả lớn đời nhà Hán, nhà Ngụy như Tư Mã Đàm, Giả Nghị, Tư Mã Thiên, Dương Hùng, Hà Yến, Vương Bật (tác giả sách Lão Tử chú), nhà thơ đời Tấn như Đào Tiềm, nhiều nhà thơ thời Nam, Bắc Triều và đời Đường đều chịu ảnh hưởng lớn của Lão Tử. Ngay cả các đại diện Nho giáo thời Tống nho như Chu Đôn Di, Trương Tải, Trình Hạo, Trình Di, Chu Hy, v.v cũng dựa trên tư tưởng Lão Tử để xây dựng triết học tự nhiên cho Nho giáo. Nhiều văn gia, sử gia đời Tống cũng nghiên cứu chú giải Lão Tử như Tư Mã Quang (Đạo đức chân kinh luận), Vương An Thạch (Lão Tử chú), Tô Triệt (Đạo đức kinh chân kinh chú), v.v Đời nhà Thanh những nhà khảo chứng học như Tất Nguyên, Vương Niệm, Tôn Di Nhượng, Du Việt, Ngụy Nguyên, Trần Trụ, v.v đều có tác phẩm hiệu đính sách Lão Tử. Dưới triều Quang Tự Lương Khải Siêu có viết quyển Lão Tử triết học [40, 418]. Như vậy, với Trung Quốc từ cổ đại đến trước cuối thế kỷ XIX tư tưởng triết học của Lão Tử đã không chỉ luôn được khảo cứu, chú giải mà còn trở thành cơ sở quan trọng để một số triết gia, học giả nối tiếp của nhiều thời đại xây dựng các học thuyết tư tưởng của mình. . . 5 Từ đầu thế kỷ XX đến nay, ở Trung Quốc việc nghiên cứu về triết học cổ đại vẫn tiếp tục đa dạng và phong phú. Có thể chia việc nghiên cứu tư tưởng triết học Lão Tử thành hai loại chính: Một loại nghiên cứu triết học Lão Tử như một phần trong các nghiên cứu chung về triết học, sử học, văn học, nghệ thuật, v.v… Một loại khảo cứu văn bản Đạo đức kinh chú giải, bình chú và phân tích tư tưởng triết học của Lão Tử qua việc chú giải đó. Về loại thứ nhất, do ảnh hưởng tư tưởng triết học Lão Tử là rất sâu sắc trong nhiều lĩnh vực và đã trở thành yếu tố quan trọng tạo nên bản sắc văn hóa Trung Quốc trong hàng ngàn năm qua, Nho giáo, Phật giáo, Pháp giáo hay Đạo giáo của Trung Quốc đều vay mượn khá nhiều ở đó, chữ vô làm nền tảng cho nó thấm nhuần cả thi pháp, tự pháp, họa pháp, nhạc pháp, cách dưỡng sinh, y học, võ thuật, v.v nên các nghiên cứu loại này là không thể thống kê hết. Riêng với việc nghiên cứu lịch sử triết học Trung Quốc thì trong những thập kỷ đầu thế kỷ XX có thể kể đến hai học giả nổi tiếng. Tác giả thứ nhất là Hồ Thích (1891 - 1962) với tác phẩm Trung Quốc triết học sử đại cương xuất bản năm 1917 [95]. Trong tác phẩm này ở phần triết học Trung Quốc thời cổ đại Hồ Thích đã phân tích các vấn đề quan trọng của triết học Lão Tử dưới các đề mục: Lão Tử nhà cách mạng, Lão Tử luận Thiên Đạo, Luận về vô, Danh và vô danh, vô vi, v.v Sau đó, do ảnh hưởng của tư tưởng triết học Lão Tử vẫn rất đậm nét trong lịch sử tư tưởng triết học Trung Quốc ở giai đoạn sau nên trong tác phẩm khác của ông Lịch sử tư tưởng Trung Quốc thời Trung cổ (viết xong năm 1930 và được xuất bản năm 1971) [96], Hồ Thích tiếp tục phân tích các vấn đề tư tưởng triết học của Lão Tử để làm rõ sự ảnh hưởng của tư tưởng này trong các học thuyết, tư tưởng ở giai đoạn lịch sử trung đại Trung Hoa. . . 6 Những luận giải và phân tích của Hồ Thích về triết học cổ, trung đại Trung Quốc nói chung và Lão Tử nói riêng được đánh giá cao và có ảnh hưởng trong giới học thuật ở Trung Quốc và nhiều học giả ở các quốc gia khác khi nghiên cứu lĩnh vực này. Cùng thời với Hồ Thích còn một học giả xuất sắc khác là Phùng Hữu Lan (1895 - 1990). Bộ sách Trung Quốc triết học sử (Quyển I năm 1931, quyển II năm 1934) đã trở thành bộ sách giáo khoa trọng yếu của bậc đại học Trung Quốc. Bộ sách này được đánh giá cao không chỉ tại Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản mà còn ở phương Tây. Phần nghiên cứu triết học Lão Tử của Phùng Hữu Lan tập trung ở chương 8, quyển I. Khác với Hồ Thích và nhiều học giả khác, Phùng Hữu Lan cho rằng tác phẩm Đạo đức kinh là tác phẩm được viết ra vào thời kỳ Chiến quốc sau thời Khổng Tử và cũng không phải do một tác giả viết nên ông bàn đến tư tưởng trong Lão Tử (Đạo đức kinh) như một tổng thể tư tưởng triết học cổ đại Trung Quốc chứ không riêng cho một cá nhân nào. Theo đó, Phùng Hữu Lan đã phân tích chú giải các khái niệm Đạo, Đức các quy luật phản phục, quân bình trong vũ trụ quan, phân tích các triết lý sống và thái độ ứng xử trong nhân sinh quan, chính trị quan thể hiện qua Đạo đức kinh. Hai học giả Hồ Thích và Phùng Hữu Lan đã vận dụng vốn tri thức Hán học uyên bác và phương pháp luận thu nhận thêm từ phương Tây vào việc nghiên cứu lịch sử triết học Trung Quốc nói chung và Lão Tử nói riêng do vậy các ý kiến của các ông đều được đánh giá là có tính khoa học cao cho dù không phải tất cả các ý kiến của họ đều thống nhất với nhau. Sau khi nhà nước nhân dân Trung Hoa ra đời, Lão Tử vẫn tiếp tục được chú ý nghiên cứu ở Trung Quốc. . . 7 Năm 1958, Hội nghị triết học toàn quốc được triệu tập ở Bắc Kinh để thảo luận vấn đề Lão Tử là duy tâm hay duy vật? [40, 418], La Căn Trạch trong cuốn Chư tử khảo sách (Nhân dân xuất bản xã, Bắc Kinh, năm 1958) cũng đã viết ba bài tổng cộng 30.000 chữ để góp ý kiến về Lão Tử và đã làm một bảng liệt kê kiến giải của trên ba chục học giả trước ông và cùng thời với ông [57, 6]. Nghiên cứu về Lão Tử và tư tưởng triết học của Lão Tử tiếp tục là đề tài của nhiều bài viết trên Tạp chí triết học sử Trung Quốc trong các thập niên 60 - 70. Năm 1973, phiên bản bạch thư bằng vải của quyển Lão Tử được tìm thấy trong mộ cổ đời Hán tại huyện Ma Vương Đống tỉnh Trường Sa khiến cho việc nghiên cứu Lão Tử được thúc đẩy thêm một bước đáng kể. Đặc biệt đầu thập niên 90 phiên bản khác là Lão Tử giản yếu bằng thẻ trúc được tìm thấy trong hố khai quật tại Kinh Môn, Quách Điếm tỉnh Hồ Bắc đã thu hút nhiều sự chú ý của các học giả Trung Quốc. Văn bản mới được phát hiện này không chỉ là nguồn tài liệu quan trọng để nghiên cứu các vấn đề văn tự, ngữ nghĩa trong văn bản Hán ngữ cổ đại (vì nó có những khác biệt về văn tự so với bản đã có) mà còn có ý nghĩa quan trọng đối với việc nghiên cứu tư tưởng Lão Tử. Mặc dù còn có những nhận định khác nhau về văn bản mới này nhưng việc nghiên cứu về Lão Tử nhờ vậy từ thập niên 80 đã được thúc đẩy mạnh mẽ. Có thể thấy một sự nở rộ các bài nghiên cứu về triết học Lão Tử trên Tạp chí Triết học sử Trung Quốc từ thập niên 80: Hà Kiến An với Luận vô trong triết học Lão Tử [85] đã phân tích triết lý vô trong Đạo đức kinh từ nhiều góc độ và phương diện; Tư Mã Văn, Hữu và vô [86] đã nghiên cứu lịch sử của khái niệm Hữu và vô trong Đạo đức kinh; Khương Lan Bảo, Lược luận tư tưởng vô vi của Lão Tử [87] đã tiến hành phân tích vô vi trong triết học Lão Tử và cho rằng tính tích cực chiếm địa vị chủ Đạo . . 8 trong triết học Lão Tử; Hùng Tịnh Trung, Hoàng Lão, Lão Trang vô vi nhi trị [88], Ý Chấn Hoàn, Tư tưởng vô danh của Lão Tử [89] đã phân tích mối liên hệ và sự khu biệt giữa vô danh và vô vi. Ngoài Tạp chí Triết học sử Trung Quốc, các bài viết về Lão Tử còn có ở nhiều Tạp chí khoa học của các trường đại học và các viện nghiên cứu: Chu Tiểu Bằng, Lão Tử vô vi tư tưởng tam nghĩa [34]; Lý Hiếu Huê, Lão Tử phương thức tư duy ngược [35]; Dư Huệ Nguyên, vô: ràng buộc triết học tự do [90]; Đinh Nguyên Minh, Triết học sinh tồn của Lão Tử [91]; Long Bảo Như, Triệu Lợi Vĩ, Một vài phản bác giữa chính ngôn và di danh [36], v.v… Ngoài bài báo khoa học còn có những công trình nghiên cứu như , Triết học Trung Quốc đại cương, luận về hệ thống Đạo của Lão Tử, 1982. Kiến Phong, Luận Lão Tử con người tác phẩm và Đạo, Nxb. Nhân dân, 1985; Hà Hạo Phương, Hoàng Khởi Lạc, Từ sự quan trọng của tính Đạo xem xét đặc điểm triết học Lão Tử, 1987; Phùng Khế với Thông luận logic về triết học cổ đại Trung Quốc đã tiến hành khảo thuật về quá trình diễn biến logic của Đạo; Hồ Thụy Xương, Từ triết học phương Tây xem xét Đạo của triết học Đạo gia Tiên Tần đã từ góc độ triết học phương Đông để luận Đạo của Lão Tử với cách nhìn mới mẻ; Trương Trí Nhan, Từ sự hình thành Lão học cho đến những nghiên cứu mới nhất và những điều suy nghĩ trong nghiên cứu Lão học năm 2005 đã có một tổng kết chung khá tổng quát về thực trạng nghiên cứu triết học Lão Tử của Trung Quốc, v.v… Một số điểm xuyết của chúng tôi về tình hình nghiên cứu Lão Tử ở Trung Quốc như trên là không thể đầy đủ đặc biệt là với loại dịch và chú giải tác phẩm Đạo Đức kinh. . . 9 Theo Lưu Hồng Khanh thì Chanwingtsit nói đến 350 bản bình giải bằng tiếng Trung Quốc hiện còn được lưu hành và cũng một con số các bản bình giải như vậy bị thất lạc. Bản thư mục Lão Tử in tại Đài Loan năm 1965 có tới 300 trang giới thiệu những công trình xuất bản bằng tiếng Trung Quốc từ đầu đến năm 1963 và phần thư mục bằng tiếng Nhật dày 90 trang gồm 280 tên sách (từ năm 1550 đến 1962) [42, 26-27]. Ở Nhật Bản, học giả E. Kimura là học giả được đánh giá cao với cuốn sách bình luận chú giải về Đạo đức kinh dày 633 trang. Phương pháp bình luận văn bản của ông được so sánh với phương pháp bình luận văn bản kinh thánh rất cặn kẽ của trường tin lành ở Đức và công trình chú giải Đạo đức kinh của ông được coi là một trong những công trình chú giải Đạo đức kinh ưu tú nhất hiện nay. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng Lão Tử là một trong những nhà triết học được người Phương Tây ưa thích nhất. Theo thống kê của Liên Hợp Quốc các danh tác văn hóa thế giới được dịch sang tiếng nước ngoài có lượng phát hành cao nhất ngoài Kinh thánh chỉ có Đạo đức kinh. Cho dù người phương Tây biết đến Lão Tử tương đối muộn mãi đến thế kỷ XIX họ mới biết đến Lão Tử nhờ sự giới thiệu của các giáo sĩ phương Tây, nhưng với phương Tây Lão Tử không chỉ là nhà kinh điển Trung Quốc được ưa chuộng nhất mà việc nghiên cứu đa dạng về Lão Tử đã trở thành đặc điểm đặc sắc của Trung Quốc học phương Tây. Nhìn tổng thể có thể chia việc nghiên cứu Lão Tử ở phương Tây làm 3 giai đoạn: Giai đoạn thứ nhất (thế kỷ XVIII - XIX) Chủ yếu là sự gán ghép khiên cưỡng và so sánh giữa Lão Tử và Cơđốc giáo. Đại diện cho giai đoạn này J.P. Remusat coi giáo lý của Cơđốc giáo là chân lý để đánh giá Lão Tử. Người Châu Âu biết đến Lão Tử đầu tiên qua bản dịch tiếng Latinh của Remusat nhưng bản dịch này . . 10 không chính xác: sau đó phải nhờ Stanislas Julien một đệ tử của Remusat có tư tưởng khác Remusat đã giới thiệu Lão Tử qua bản dịch tiếng Pháp thì tư tưởng triết học Lão Tử mới hấp dẫn các nhà triết học Châu Âu. Hegel trong tập giáo trình triết học chê tư tưởng Khổng Tử là nghèo nàn và khẳng định Lão Tử mới thực sự là đại biểu tinh thần của thế giới cổ đại phương Đông. Giai đoạn thứ hai (từ đầu thế kỷ XX đến những năm 70 của thế kỷ XX) Nghiên cứu Lão Tử trở nên đa dạng và có nhiều khuynh hướng. Có thể kể đến khuynh hướng rõ nhất là đánh giá và phát huy tư tưởng của Lão Tử theo quan điểm nhân sinh của phương Tây để nhằm mục đích coi nó là phương thuốc điều trị những căn bệnh cố hữu của phương Tây. Những học giả tiêu biểu cho khuynh hướng này là nhà Hán học người Đức Richard Wihelm và nhà sử học người Anh chuyên gia về lịch sử Trung Quốc Joseph Needdam… Năm 1915, Richard Wihelm đã xuất bản cuốn sách Lão Tử bằng tiếng Đức trong đó ông phê phán những vấn đề tồn tại trong xã hội phương Tây cho đó là những căn bệnh nặng mà tư tưởng của Lão Tử có thể điều trị được. Joseph Needdam cũng giống như Richard Wichelm coi Lão Tử là phương thức cữu rỗi cho phương Tây. Ông phê phán triệt để tư tưởng phương Tây hiện đại và đồng thời chỉ ra phải thay đổi tư tưởng bằng triết học của Lão Tử. Với những học giả này Lão Tử không chỉ chủ yếu là đối tượng nghiên cứu mà còn là thông qua đó để phát triển quan điểm của họ về tình trạng xã hội phương Tây hiện đại. Một số học giả phương Tây khác lại phát hiện trong Lão Tử kim chỉ nam cho cuộc sống nhân sinh. Chẳng hạn Herrymon Mauser tìm thấy Đạo khác với nhân sinh của phương Tây và cho rằng dùng Đạo có thể khắc phục được bạo lực, chiến tranh. Ray Grigg . . 11 năm 1938 tìm thấy trong Lão Tử tình yêu thương đồng loại. Diane Drecher với tác phẩm Đạo hòa bình là đại biểu cho khuynh hướng tôn giáo hóa tư tưởng triết học của Lão Tử. Một số ít nhà khoa học phương Tây khác lại tiếp cận Lão Tử từ các kiến thức khoa học tự nhiên. Họ cho rằng Lão Tử không chỉ là cội nguồn trí tuệ cho sự phát triển khoa học tự nhiên mà những nhân tố nhân văn trong đó còn bổ cứu cho những lệch lạc của khoa học tự nhiên. Tác phẩm nổi tiếng về phương diện này là Đạo của vật lý học của Fritjotcapra. Ngoài ra ở thập niên 40 không ít các học giả phương Tây còn quan tâm đến con người Lão Tử và bối cảnh lịch sử của thời đại Lão Tử. Hai nhà Hán học nổi tiếng người Mỹ Homer Hesdubs và Derk Bodde đã có một loạt bài viết trên Tạp chí Nghiên cứu xã hội Đông phương từ Mỹ năm 1941 - 1944 tìm hiểu về con người Lão Tử như Homer: Cuộc đời và thân phận của triết gia Lão Tử (1941); Thân thế của Lão Tử (1942); Derk: Tranh luận về thân thế Lão Tử (1942) và Bàn về thân thế Lão Tử (1944). Giai đoạn thứ ba (cuối thập niên 70 của thế kỷ XX đến nay) Năm 1973 phát hiện mới của khảo cổ về phiên bản mới của văn Lão Tử ở Trung Quốc rất được các học giả phương Tây quan tâm. Các nghiên cứu lật lại vấn đề niên đại của Lão Tử và ngày càng quan tâm đến các thư tịch kinh điển của Đạo gia. Họ dựa vào thư tịch phong phú của các nhà Đạo giáo để phân tích địa vị của Lão Tử trong lịch sử tư tưởng Trung Quốc tư tưởng của Lão Tử được bàn đến không chỉ dựa vào văn bản Lão Tử. Nhiều học giả cho rằng tác phẩm Lão Tử (Đạo đức kinh) đã diễn đạt một hệ thống tư tưởng nhất quán hoàn chỉnh của Lão Tử. Qua phân tích và chú giải nội dung văn bản này có thể tái cấu trúc hệ tư tưởng của Lão Tử: Elegant Si Bayles của Đức, Bryan W.Vannotden của Mỹ, Gramham . .

Xem thêm Rút gọn

Bạn đang xem trước 15 trang tài liệu, để xem tài liệu hoàn chỉnh vui lòng click vào nút Download ở dưới.

docx Số trang: 104 | Định dạng: pdf | Ngày: 24/04/2024

Tên tài liệu Định dạng
Luận văn thạc sĩ Vấn đề con người trong triết học lão tử docx
Sau khi tải tài liệu, Quý khách có thể chuyển đổi file tài liệu từ PDF sang WORD miễn phí tại đây
Từ khóa:
TÀI LIỆU LIÊN QUAN