WEBSITE CHIA SẺ TÀI LIỆU

Mọi lúc – Mọi nơi

Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện kĩ năng vẽ biểu đồ địa lý cho học sinh trung học phổ thông miền núi cao

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA TRƯỜNG THPT THƯỜNG XUÂN 3 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM RÈN LUYỆN KĨ NĂNG VẼ BIỂU ĐỒ ĐỊA LÝ CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG MI

N NÚI CAO Người thực hiện: Nguyễn Quang Huy Chức vụ: Phó Hiệu trưởng SKKN thuộc lĩnh mực (môn): Địa lý THANH HOÁ NĂM 2016 . MỤC LỤC + Phần 1 – Mở đ

u Trang 2 – 3 - Lý do chọn đề tài - Mục đích nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu Phần 2 – Nội dung sáng kiến kinh nghiệm Trang 4- 17 - 2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm - 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm - 2.3. Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề. - 2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm ddooid với hoạt động giáo dục, bản thân , đồng nghiệp và nhà trường Phần 3 - Kết luận và kiến nghị Trang 18 - Kết luận - Kiến nghị Tài liệu tham khảo Trang 19 2 . . . . Phần 1. MỞ ĐẦU LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Rèn luyện kỹ năng vẽ biểu đồ là yêu cầu hết sức quan trọng và cần thiết trong chương trình địa lí phổ thông, đặc biệt là giúp cho các em học sinh đang chuẩn bị bước vào kỳ thi Quốc gia với môn tự chọn là môn địa lý. Trong những năm qua mặc dù đã được các thầy cô giáo đặc biệt chú ý, thường hướng dẫn học sinh rèn luyện kỹ năng vẽ biểu đồ ngay từ đầu năm lớp 10 nhưng đối với học sinh của trường THPT Thường Xuân 3, khi làm các bài kiểm tra, các bài thi , vẫn còn rất nhiều em học sinh đạt điểm phần kỹ năng vẽ biểu đồ rất thấp, phần nhiều là do các em chủ quan, không cẩn thận nên vẽ không đúng, thiếu nhiều chi tiết, không đảm bảo tính mỹ thuật, vẽ chậm hoặc vẽ đi vẽ lại nhiều lần, chính vì vậy phần kỹ năng thực hành chiếm quá nhiều thời gian trong quá trình làm bài thi Đối với học sinh lớp 12 trường THPT Thường Xuân 3 trong các kỳ thi Quốc gia môn địa lý thường được các em lựa chọn để sử dụng làm môn thi thứ 4 ngoài 3 môn bắt buộc, các em coi môn địa lý là môn có cơ hội để lấy điểm để gánh cho các môn còn lại. Nhưng trên thực tế qua các kỳ thi điểm thi môn địa lý chưa cao đặc biệt là phần kỹ năng vẽ biểu đồ các em thường mất điểm ở câu này hoặc chiếm quá nhiều thời gian từ đó phần câu hỏi lý thuyết các em không còn thời gian nên làm được rất ít. Là một Phó Hiệu trưởng phụ trách chuyên môn, lại trực tiếp giảng dạy môn địa lý tôi đã chỉ đạo cho giáo viên tham khảo các tài liệu, sách hướng dẫn phần kỹ năng thực hành và đầu tư nhiều thời gian vào phần kỹ năng thực hành nhưng việc áp dụng các tài liệu , sách hướng dẫn tôi thấy vẫn không hiệu quả do đối tượng học sinh là người dân tộc thiểu số, sinh sống trên địa bàn đặc biệt khó khăn, khả năng tư duy và tiếp thu kiến thức của các em còn chậm. Chính vì vậy tôi đã chọn đề tài này để nghiên cứu, trong đó đi sâu hơn vào việc trình bày các dạng biểu đồ thường gặp theo một quy trình thống nhất, dễ hiểu, sát với chương trình, phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh. Đây cũng sẽ là tài liệu giúp cho các thầy cô giảng dạy Địa lí ở các trường THPT miền núi cao tham khảo, vận dụng vào trong bài giảng của mình. Với học sinh miền núi đây là tài liệu hiết sức quan trọng được sủ dụng trong tất cả các bài học địa lí. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU - Nhằm năng cao kĩ năng vẽ biểu đồ cho học sinh. - Giúp học sinh có khả năng nhận biết và vẽ đúng , chính xác, nhanh, đảm bảo tính mỹ thuật trên cơ sở những tri thức giáo viên đã nghiên cứu, truyền tải thông qua các buổi học. 3 . . . . . . . ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu : - Đối tượng mà đề tài hướng tới nghiên cứu và áp dụng thực nghiệm là học sinh trường THPT Thường Xuân 3 Giá trị sử dụng của đề tài. - Đề tài có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho giáo viên dạy địa lí lớp 12 ở các trường THPT miền núi. - Dùng cho học sinh tự nghiên cứu, học tập môn địa lí trong trường phổ thông có hiệu quả hơn. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Phương pháp khái quát hoá các kinh nghiệm giảng dạy địa lí THPT và kinh nghiệm giảng dạy trong những năm qua ở trường. Phương pháp này còn được thực hiện thông qua công tác dự giờ thăm lớp của các đồng nghiệp. - Phương pháp thực nghiệm: Thực hiện kiểm tra đánh giá ở các lớp khối 12 tại trường THPT Thường Xuân3 THỜI GIAN VÀ KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU - Đề tài được thực hiện từ tháng 9 đầu năm học 2015- 2016 hết đến cuối tháng 4 năm học 2015- 2016. - Giáo viên thực hiện soạn giảng các bài thực hành trong chương trình địa lí 12, thực hiện kiểm tra đánh giá học sinh thường xuyên để nắm được tính hiệu quả của đề tài. 4 . . . . . . . Phần 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2.1. Cơ sở lí luận Việc dạy học địa lí nói chung cần đảm bảo những nguyên tắc giáo dục, đây là những quy định và yêu cầu cơ bản mà người giáo viên cần phải tuân thủ để mang lại hiệu quả cao nhất trong quá trình dạy học. Việc rèn luyện kĩ năng vẽ biểu đồ Địa lí là căn cứ vào các nguyên tắc giáo dục sau: - Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học (Tính chính xác) - Nguyên tắc đảm bảo tính trực quan - Nguyên tắc đảm bảo thẩm mỹ. - Nguyên tắc đảm bảo tính tự lực và phát triển tư duy của học sinh 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm Xuất phát từ thực tiễn của học sinh trường THPT Thường Xuân 3 trong các bài kiểm tra hoặc trong các kỳ thi Quốc gia điểm thi phần kỹ năng vẽ biểu đồ các em thường mất điểm ở câu này, không cẩn thận nên vẽ không đúng, thiếu nhiều chi tiết, không đảm bảo tính mỹ thuật, vẽ chậm hoặc vẽ đi vẽ lại nhiều lần, chính vì vậy phần kỹ năng thực hành chiếm quá nhiều thời gian trong quá trình làm bài thi 2.3. Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề. a. Một số vấn đề cần lưu ý - Các loại biểu đồ rất phong phú và đa dạng. Mỗi loại biểu đồ được dùng để biểu hiện nhiều mục đích khác nhau. Vì vậy, việc đầu tiên là phải năm và hiểu đặc điểm của từng loại và dạng biểu đồ sau đó xem xét kỹ bảng số liệu và phần yêu cầu cụ thể của đề bài. - Để thể hiện tốt biểu đồ, cần phải có kỹ năng lựa chọn biểu đồ thích hợp nhất, kỹ năng tính toán, xử lý số liệu, kỹ năng vẽ biểu đồ, kỹ năng nhận xét, phân tích biểu đồ, kỹ năng sử dụng các dụng cụ vẽ kỹ thuật… - Vẽ biểu đồ chỉ sử dụng một màu mực (không được dùng viết đỏ, viết chì). - Xem kỹ đơn vị mà đề bài cho (đơn vị thực tế ( giá trị tuyệt đối ) hay đơn vị %(giá trị tương đối). - Nếu cần có thể chuyển đơn vị thích hợp, tính toán chính xác. - Vẽ biểu đồ sạch sẽ, theo thứ tự của đề bài. - Ký hiệu rõ ràng, ghi số liệu và chú thích đầy đủ. - Ghi tên cho biểu đồ đã vẽ. b. Minh họa : KĨ NĂNG VẼ BIỂU ĐỒ ĐỊA LÝ 5 . . . . .

Xem thêm Rút gọn

Bạn đang xem trước 5 trang tài liệu, để xem tài liệu hoàn chỉnh vui lòng click vào nút Download ở dưới.

docx Số trang: 20 | Định dạng: pdf | Ngày: 18/04/2024

Tên tài liệu Định dạng
Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện kĩ năng vẽ biểu đồ địa lý cho học sinh trung học phổ thông miền núi cao docx
Sau khi tải tài liệu, Quý khách có thể chuyển đổi file tài liệu từ PDF sang WORD miễn phí tại đây
Từ khóa:
TÀI LIỆU LIÊN QUAN