WEBSITE CHIA SẺ TÀI LIỆU

Mọi lúc – Mọi nơi

Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng nguồn tư liệu để giảng dạy bài Trách nhiệm của học sinh với nhiệm vụ bảo vệ an ninh tổ

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ TRƯỜNG THPT NGỌC LẶC SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TÊN ĐỀ TÀI SỬ DỤNG NGUỒN TƯ LIỆU ĐỂ GIẢNG DẠY BÀI “ TRÁCH NHIỆM CỦA H

ỌC SINH VỚI NHIỆM VỤ BẢO VỆ AN NINH TỔ QUỐC” Người thực hiện: Mai Đình Võ Chức vụ: Tổ trưởng chuyên môn SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Giáo dục Quốc phò

ng – An ninh THANH HOÁ NĂM 2019 . TT Đề mục 1 2 3 4 5 6 7 8 I. I.1 I.2 I.3 I.4 II. II.1 1.1 9 1.2 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 2 2.1 2.2 2.3 2.4 2.5 2.6 2.7 II.2 2.a 2.b 2.c 2.d 2.e II.3 3.a 3.b II.4 4.a 4.b 4.c III III.1 III.2 1. PHẦN MỤC LỤC Nội dung tiêu đề - Mở đầu - Lý do chọn đề tài - Mục đích nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu - Nội dung - Cơ sở lý luận của vấn đề - Tình hình an ninh Quốc gia và trật tự an toàn xã hội - Đối tác và đối tượng đấu tranh trong công tác bảo vệ ANQG, giữ gìn trật tự ATXH - Nội dung và giải pháp bảo vệ An ninh Quốc gia - Bảo vệ an ninh chính trị nội bộ - Bảo vệ an ninh kinh tế - Bảo vệ an ninh văn hóa, tư tưởng - Bảo vệ an ninh dân tộc - Bảo vệ an ninh tôn giáo - Bảo vệ an ninh biên giới - Bảo vệ an ninh thông tin - Thực trạng của vấn đề - Tính tích cực của vấn đề - Tính tiêu cực - Sự mâu thuẫn - Khó khăn - Thuận lợi - Giải pháp và tổ chức thực hiện - Tổ chức hướng dẫn và giảng dạy - Tổ chức hoạt động ngoại khóa - Hiệu quả và tác dụng của đề tài - Với giáo viên - Với bản thân - Với học sinh - Kết luận và kiến nghị - Kết luận - Kiến nghị . Trang 3-4 3 3 3 3-4 4 - 21 4 4-7 7-8 8 - 18 8-9 9 - 10 11 - 12 13 10 - 14 14 - 16 16 - 18 18 - 20 18 18 19 19 19 - 20 20 20 20 20 - 21 20 - 21 21 21 21 - 22 22 22 . . . I. MỞ ĐẦU I.1. Lí do chọn đề tài Đại hội VI (1986) Đại hội đề ra đường lối đổi mới toàn diện đất nước…đến Đại hội XII của Đảng nhìn lại hơn 30 năm đổi mới, đánh giá những thành tựu đạt được, chỉ rõ những hạn chế, khuyết điểm, rút ra những bài học. Thực tế chỉ rõ: hơn 30 năm đổi mới là một giai đoạn lịch sử quan trọng trong sự nghiệp phát triển của nước ta, đánh dấu sự trưởng thành về mọi mặt của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta. Đổi mới mang tầm vóc và ý nghĩa cách mạng, là quá trình cải biến sâu sắc, toàn diện, triệt để, là sự nghiệp cách mạng to lớn của toàn Đảng, toàn dân vì mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh". Để bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, tạo môi trường hòa bình, ổn định cho phát triển kinh tế - xã hội đất nước, Đảng và Nhà nước ta đã xác định một số nội dung, quan điểm bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội trong tình hình mới. Đây là vấn đề sống còn, một đường lối chiến lược trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn cách mạng hiện nay. Sự chuyển mình, phát triển mạnh mẽ, đi lên của đất nước một cách tích cực được nhân dân trong nước, kiều bào ở nước ngoài và cộng đồng quốc tế ghi nhận một cách thiết thực. Cùng với sự phát triển đó là việc nảy sinh không ít những khó khăn, thách thức trong lòng đất nước và sự tác động tiêu cực của các thế lực thù địch chống phá nước ta trên thế giới, làm chậm hoặc có thể suy thoái sự phát triển của đất nước ở mọi lĩnh vực. Là học sinh những năm cuối cấp THPT, sắp và sẽ trở thành lực lượng trí thức trẻ, nguồn nhân lực dồi dào, chất lượng cao của đất nước trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Trước hết các em phải nắm vững đường lối, quan điểm của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong chiến lược bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội, qua đó để xác định rõ nghĩa vụ và trách nhiệm cụ thể như thế nào thông qua bài học? - Đó là cơ sở, là lý do tôi lựa chọn đề tài Sử dụng nguồn tư liệu để giảng dạy bài: “ Trách nhiệm của học sinh với nhiệm vụ bảo vệ An ninh Tổ quốc ” là vấn đề sống còn của đất nước để giảng dạy cho học sinh lớp 12 Trường THPT Ngọc Lặc trong năm học 2018 - 2019 và các năm học tiếp theo I. 2. Mục đích nghiên cứu. - Phổ biến những kiến thức về “Nội dung, trách nhiệm bảo vệ an ninh quốc gia ” mang tính sống còn của đất nước đến thế hệ trẻ ( trong đó có cán bộ giáo viên và học sinh Trường THPT Ngọc Lặc) hiểu, biết được nghĩa vụ và trách nhiệm của mình trong hành xử trước vận mệnh của đất nước. I. 3. Đối tượng nghiên cứu. - Khách thể: Quá trình giảng dạy môn học Giáo dục Quốc phòng - An ninh bậc THPT + Thực trạng tiếp thu kiến thức, quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của học sinh Trường THPT Ngọc Lặc -H. Ngọc Lặc - Tỉnh Thanh Hóa trong năm học 2018 - 2019. - Chủ thể: Giáo viên và học sinh khối 12 Trường THPT Ngọc Lặc. I. 4. Phương pháp nghiên cứu. - Phương pháp nghiên cứu lý thuyết. + Điều tra, khảo sát thực tế, thu thập tài liệu + Tổng hợp và phân tích tài liệu - Phương pháp nghiên cứu thực tiễn, + Điều tra dư luận ( ý kiến tiếp thu, phản hồi của giáo viên và học sinh) 1 . . . . . . . + Kiểm chứng bằng thực nghiệm - Phương pháp toán học xắc suất thống kê . + Đưa ra số liệu + Phân tích và tổng hợp số liệu. II. NỘI DUNG II. 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ 1.1. Tình hình an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội a) Một số nét về tình hình an ninh quốc gia Trong những năm qua, sau khi Liên Xô và Đông Âu tan rã đã có tác động tiêu cực và tạo thuận lợi cho các hoạt động chống phá của các tổ chức, thế lực phản động cả ở trong nước lẫn bọn phản động lưu vong bên ngoài. Chúng cho rằng thời cơ đã đến trong lúc chúng ta gặp rất nhiều khó khăn và chúng đã hi vọng vào một cuộc "lật đổ" ở Việt Nam. Chính vì thế mà hoạt động chống phá của các tổ chức và các thế lực phản động nhằm cản trở công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước ta cũng có những diễn biến rất phức tạp. - Trước hết là hoạt động của các tổ chức phản động của người Việt Nam ở nước ngoài. Hiện nay có khoảng 200 tổ chức chính trị phản động người Việt lưu vong tại các nước tư bản núp dưới các danh nghĩa khác nhau bao gồm các tổ chức phản động mang tính chính trị rõ nét, các tổ chức tập hợp bọn ngụy quân, ngụy quyền, các tổ chức lợi dụng nhân quyền hoặc núp dưới các danh nghĩa "từ thiện". Các tổ chức phản động này có cơ sở vật chất tương đối khá gồm 50 nhà xuất bản, 500 tờ báo Việt ngữ, 6 chương trình truyền hình, 10 đài phát thanh. Các tổ chức phản động này đều có sự dung túng của chính quyền một số nước tư bản nên có điều kiện về kinh phí, trụ sở để hoạt động. Hiện nay tại các nước như : Mĩ, Pháp, Bỉ, Canađa, Ôxtrâylia,. có các tổ chức phản động lớn như các tổ chức của Võ Văn Ái, Hoàng Cơ Minh, Võ Đại Tôn. Hầu hết các tổ chức phản động lưu vong này đều kêu gọi các nước cấm vận, trừng phạt Việt Nam bằng mọi thủ đoạn, chúng lợi dụng khó khăn, thiếu sót trong quản lí của ta để thực hiện kế hoạch "chuyển lửa về quê" đưa ra các lời kêu gọi lật đổ và tiếp tay, kích động cho các hoạt động của bọn phản động trong nước. nổi bật là hoạt động diễn biến hoà bình với 3 nội dung: chiếm lĩnh thị trường, ngoại giao hữu nghị và khoét sâu mâu thuẫn mà mục đích chính là thôn tính hay xoá bỏ Việt Nam. Hoạt động của các tổ chức phản động nội địa như các tổ chức phản động của bọn ngụy quân, ngụy quyền còn chống đối không chịu cải tạo, cũng như bọn phản động lợi dụng tôn giáo, lợi dụng dân tộc và số cơ hội bất mãn trong những năm qua cũng diễn biến khá phức tạp, nhiều nơi chúng cấu kết và được các tổ chức nước ngoài cung cấp tài liệu, tiền bạc, vũ khí để tập hợp lực lượng, nhen nhóm tổ chức, tiến hành các vụ gây rối bạo loạn. Một số đối tượng bất mãn viết tin tài liệu nói xấu chống lại Đảng và Nhà nước ta, đòi thay đổi đường lối rồi tán phát qua mạng Internet hoặc phổ biến thông qua các cuộc gặp gỡ với các phóng viên báo chí nước ngoài. - Tình hình an ninh văn hoá tư tưởng, an ninh kinh tế trong những năm qua còn nhiều bất cập. Phá hoại tư tưởng là một dạng đặc biệt của chiến tranh lạnh, một hình thức chủ yếu trong cuộc đấu tranh tư tưởng của chủ nghĩa đế quốc chống chủ nghĩa xã hội. Trong những năm qua các hoạt động phá hoại văn hoá tư tưởng được các bọn phản động nhất là bọn phản động bên ngoài tiến hành thông qua hoạt động của các đài phát thanh, mạng Internet. Hiện tại có nhiều đài phát thanh và chương trình do bọn phản 2 . . . . . . . động lưu vong tham gia, trong đó có 5 chương trình, 300 báo được thực hiện ở Mĩ, có 175 tờ báo chống cộng như "Quê mẹ", "Hoa sen", "Công luận" hoạt động phá hoại được tiến hành theo các chiến dịch, có sự phối hợp giữa các nước đế quốc với bọn phản động, gắn liền với các hoạt động tình báo gián điệp. Tất cả các hoạt động đó đều nhằm vào xuyên tạc, nói xấu, kích động nhằm gây mất ổn định trong nước. - Trong những năm qua, tình hình lộ bí mật, mất thông tin bí mật về kinh tế đã xảy ra ở nhiều cơ quan, xí nghiệp và đã gây ra nhiều thiệt hại. Các hoạt động nhằm phá hoại được tiến hành cả bề rộng lẫn bề sâu thông qua các hoạt động lấy cắp bí mật kinh tế, tuyên truyền và lôi kéo cán bộ quản lí kinh tế và khoa học kĩ thuật phá hoại cơ sở vật chất. Trong tình hình hiện nay, chúng nhằm vào phá hoại các chủ trương đường lối kinh tế, các công trình trọng điểm của ta. - Tình hình an ninh biên giới còn nhiều phức tạp, các vụ xâm nhập qua biên giới diễn ra với nhiều hình thức, hoạt động xuất nhập cảnh cũng có nhiều thiếu sót dẫn đến tình trạng nhập cảnh trái phép, nhất là các khu vực giáp biên. Lợi dụng các mối quan hệ của các dân tộc hai bên biên giới, chúng qua lại, móc nối, lôi kéo, chia rẽ các dân tộc, dòng họ trong nước hòng làm suy yếu, tiến tới gây bạo loạn ở những nơi này. - Trong nhiều năm qua xuất hiện nhiều điểm nóng về an ninh trật tự, xuất phát từ những bức xúc, bất bình của nhân dân trước những việc làm sai trái, thiếu sót của cán bộ cơ sở trong việc giải quyết đền bù đất đai. Do làm chưa triệt để, chưa công bằng nên đã để một bộ phận nhân dân bị một số phần tử quá khích kích động dẫn đến manh động làm rối loạn an ninh trật tự ở một số địa phương. b) Tình hình về trật tự, an toàn xã hội - Tình hình tội phạm xâm phạm trật tự xã hội, tội phạm kinh tế, tội phạm ma tuý trong những năm qua có những diễn biến rất phức tạp. Số vụ phạm tội hàng năm bị phát hiện có sự tăng giảm không đều trong đó các vụ trọng án có chiều hướng tăng. Bình quân hàng năm có khoảng 70.000 vụ phạm tội được phát hiện trong đó các vụ án giết người, cướp của, cướp giật có xu hướng tăng. Trong các vụ án giết người thì nguyên nhân chủ yếu là nguyên nhân xã hội ( ở Bình Dương, Bình Phước, Điện Biên…). Các loại tội phạm xâm phạm trật tự, an toàn xã hội ngày càng có xu hướng chuẩn bị trước, tình hình các băng nhóm tội phạm câu kết với nhau tạo thành những tổ chức tội phạm rất nguy hiểm gây nhức nhối, bức xúc cho xã hội. Các loại tội phạm hình sự khác như bọn đâm thuê, chém mướn, trả thù cá nhân bằng bom thư, bom mìn hoặc tạt axít trong những năm qua cũng rất đa dạng và là một nỗi nhức nhối của xã hội. Loại tội phạm này hoạt động rất manh động, bất chấp hậu quả gây ra cho dù người bị hại có thể không phải là người mà chúng cần trả thù, có những vụ tính chất đặc biệt nghiêm trọng. Tội phạm hình sự hoạt động ngày càng táo bạo, manh động, chúng sử dụng đủ các loại hung khí, kể cả vũ khí nóng.Thành phần đối tượng phạm tội rất đa dạng, đủ các loại người, có cả lưu manh cũng như nông dân, cán bộ, đảng viên, trí thức, sinh viên, học sinh. Trong đó đáng lo ngại là các vụ trả thù cá nhân do mâu thuẫn nội bộ rồi đi thuê giang hồ xã hội đen trả thù. Thủ đoạn gây án của bọn tội phạm hình sự rất đa dạng, từ những thủ đoạn đơn giản cổ điển nhưng hiệu quả như "vãi thóc gọi gà" của bọn lừa đảo đến những thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt của bọn giết người dùng các loại độc chất khó phát hiện.Về địa bàn hoạt động, tội phạm xâm phạm trật tự xã hội xảy ra ở tất cả các địa bàn trong cả nước nhưng tập trung vào các thành phố lớn như TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng và một số tỉnh như: Bình Dương, Nam Định, Thanh Hóa, Điện Biên. 3 . . . . .

Xem thêm Rút gọn

Bạn đang xem trước 5 trang tài liệu, để xem tài liệu hoàn chỉnh vui lòng click vào nút Download ở dưới.

docx Số trang: 20 | Định dạng: pdf | Ngày: 18/04/2024

Tên tài liệu Định dạng
Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng nguồn tư liệu để giảng dạy bài Trách nhiệm của học sinh với nhiệm vụ bảo vệ an ninh tổ docx
Sau khi tải tài liệu, Quý khách có thể chuyển đổi file tài liệu từ PDF sang WORD miễn phí tại đây
Từ khóa:
TÀI LIỆU LIÊN QUAN