WEBSITE CHIA SẺ TÀI LIỆU

Mọi lúc – Mọi nơi

Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức dạy học dự án để hiện thực hóa kiến thức về quá trình chuyển hóa vật chất Năng lượng

Trong hệ thống giáo dục quốc dân thì giáo dục phổ thông giữ vai trò hết sức quan trọng nó đặt nền móng cho hoạt động nhận thức của con người ở thời k

ì trưởng thành. Phương pháp dạy học định hướng năng lực tự học (NLTH) của người học được chú ý thực hiện giúp cho người học có khả năng học tập

suốt đời. Điều này được thể hiện trong Nghị quyết số 29- NQ/TW hội nghị lần thứ tám BCH trung ương Đảng khóa XI trong phần II dòng 4, trang15 đã đề ra mục tiêu đối với giáo dục phổ thông “Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lí tưởng, . năng lực và kĩ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời”. Hiện nay, trong kỉ nguyên bùng nổ thông tin thì xu hướng dạy học cung cấp nội dung cho người học trở nên lỗi thời. Vì vậy, phương pháp dạy học (PPDH) cần phải đổi mới mạnh mẽ theo hướng hiện đại. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kĩ năng, phát triển năng lực. Để làm tốt vai trò, nhiệm vụ của người Thầy thì việc lựa chọn PPDH định hướng phát triển năng lực của người học trong đó có NLTH là rất quan trọng. Trong hệ thống giáo dục phổ thông PPDH được thay đổi theo thời gian từ hoạt động dạy học theo khuynh hướng lí thuyết chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất của người học, sự thay đổi này được chi phối bởi nhiều yếu tố trong đó có sự chủ động áp dụng phương pháp dạy học tích cực của GV và quan điểm chỉ đạo của cấp quản lí Tuy nhiên, chưa có nhiều các nghiên cứu về việc sử dụng Dạy học theo dự án (DHTDA) trong việc phát triển NLTH cho học sinh. Vì vậy, tôi chọn đề tài nghiên cứu “Tổ chức dạy học dự án để hiện thực hóa kiến thức về quá trình chuyển hóa vật chất- năng lượng- sinh trưởng- sinh sản của vi sinh vật thông qua việc tạo ra một số sản phẩm lên men, góp phần nâng cao năng lực tự học cho học sinh lớp 10 trường THPT Lê Lợi, Thọ Xuân” 2. Mục đích nghiên cứu Xây dựng và sử dụng dự án học tập để phát triển năng lực tự học cho học sinh trong dạy học môn sinh học 10. 3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu - Năng lực tự học (NLTH) - Dạy học dự án - Dự án học tập, qui trình xây dựng và qui trình tổ chức dạy học theo dự án để rèn NLTH. 3.2. Khách thể: - Lí luận và phương pháp dạy học Sinh học. 4. Giả thuyết khoa học Nếu xây dựng được các dự án và tổ chức dạy học các dự án theo qui trình phù hợp thì sẽ góp phần nâng cao NLTH cho học sinh trong môn Sinh học 10. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 2 . . . . . . . - Nghiên cứu lí luận và thực tiễn về dạy học dự án, NLTH và các biện pháp dạy tự học trên thế giới, Việt nam. - Điều tra thực trạng về dạy học dự án hướng tới phát triển NLTH của học sinh trong dạy học sinh học ở các trường THPT ởViệt Nam. - Phân tích nội dung chương trình Sinh học 10 xác định các nội dung có thể xây dựng được các loại dự án, tiểu dự án. - Đề xuất các tiêu chuẩn, qui trình xây dựng, qui trình tổ chức các dự án học tập trong sinh học 10THPT để phát huy NLTH của HS. - Xây dựng bộ công cụ để đánh giá NLTH khi DHTDA. - Triển khai thực nghiệm sư phạm và đánh giá kết quả đạt được về NLTH của HS trong quá trình DHTDA. 6. Các phương pháp nghiên cứu 6.1. Các phương pháp nghiên cứu lý luận: Sử dụng các phương pháp phân tích và tổng hợp, khái quát các nguồn tài liệu để tổng quan các cơ sở lý luận có liên quan đến đề tài. 6.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Quan sát, trò chuyện với học sinh để biết được thực trạng quá trình tự học môn sinh học của các em qua đó đưa ra nhận xét, đánh giá - Điều tra và thăm dò trước và sau quá trình thực nghiệm sư phạm - Nghiên cứu kế hoạch học tập sinh học của học sinh - Phương pháp thực nghiệm sư phạm 6.3. Phương pháp thống kê toán học II. NỘI DUNG 1.Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm 1.1 Năng lực tự học Theo GS.TSKH. Nguyễn Cảnh Toàn: “Tự học là tự mình động não, suy nghĩ, sử dụng các năng lực trí tuệ (quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp.) và có khi cả cơ bắp (khi phải sử dụng công cụ) cùng các phẩm chất của mình, rồi cả động cơ, tình cảm, cả nhân sinh quan, thế giới quan (như tính trung thực, khách quan, có chí tiến thủ, không ngại khó, ngại khổ, kiên trì, nhẫn nại, lòng say mê khoa học, ý muốn thi đỗ, biến khó khăn thành thuận lợivv.) để chiếm lĩnh một lĩnh vực hiểu biết nào đó của nhân loại, biến lĩnh vực đó thành sở hữu của mình” Còn theo từ điển Giáo dục học – NXB Từ điển Bách Khoa 2001: “Tự học là quá trình tự mình hoạt động lĩnh hội tri thức khoa học và rèn luyện kĩ năng thực hành. Tác giả Nguyễn Cảnh Toàn nêu lên đặc điểm của người tự học đó là tự mình động não suy nghĩ, say mê, kiên trì, không ngại khó ngại khổ để chiếm lĩnh một lĩnh vực khoa học nào đó. Tác giả cũng chia tự học thành hai mức đó là tự học có hướng dẫn và tự học hoàn toàn rồi đưa ra các dấu hiệu để phân biệt hai mức này cụ thể là: Mức 1: Tự học có hướng dẫn nghĩa là có quan hệ trao đổi thông tin giữa Thầy và trò dưới dạng phản ánh thắc mắc, giải đáp thắc mắc, làm bài, chấm bài nhưng trò phải chủ động. . 3 . . . . . . . . . . . . Mức 2: Tự học hoàn toàn có nghĩa là không có sự trợ giúp của người Thầy, người học tự vượt khó khăn trong học tập bằng cách động não, tự mình làm thử, tự mình quan sát, cũng có thể gặp người khác để trao đổi. Hiện nay, ở Việt Nam trong giáo dục phổ thông khái niệm “ Năng lực tự học”- (NLTH) đang tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện, tác giả Đinh Quang Báo và cộng sự ,đã phân lập NLTH là “tập con” của năng lực chung được cụ thể hóa như sau Hình1. Sơ đồ các yếu tố cấu thành NL Từ những quan niệm trên đây có thể nhận thấy rằng, tự học luôn đi cùng, gắn bó chặt chẽ với khái niệm tự thân. Tri thức, kinh nghiệm, kĩ năng của mỗi cá nhân chỉ được hình thành bền vững và phát huy hiệu quả thông qua các hoạt động tự thân ấy. Như vậy, tự học (Self - learning) là quá trình nỗ lực chiếm lĩnh tri thức của bản thân người học bằng hành động của chính mình, hướng tới những mục đích nhất định. NLTH là khả năng tự tìm tòi, nhận thức và vận dụng kiến thức vào tình huống mới hoặc tương tự với chất lượng cao, NLTH là năng lực hết sức quan trọng giúp con người có thể tự học suốt đời. NLTH bao gồm 3 thành tố và 7 tiêu chí - Năng lực xác định được mục tiêu và nhiệm vụ học tập + Xác định được mục tiêu học tập + Xác định nhiệm vụ học tập + Xác định các yêu cầu cần đạt được - Năng lực lập kế hoạch tự học + Hiểu rõ mục tiêu để đánh giá và tính toán những bước đi thích hợp, điều chỉnh được kế hoạch học tập . 4 . . . . . . . . . . . . + Hình thành cách học tập, tự học phù hợp riêng và đạt được kết quả cao trong học tập của bản than Có tác giả đề xuất các biểu hiện của NLTH như sau: 1. Tính kỉ luật 2. Có tư duy phân tích 3. Có khả năng tự điều chỉnh 4. Ham hiểu biết 5. Linh hoạt 6. Có năng lực giao tiếp xã hội 7. Mạo hiểm/ sáng tạo 8. Tự tin/ tích cực 9. Có khả năng tự học. 10. Có kĩ năng tìm kiếm và thu hồi thông tin 11. Có kiến thức để thực hiện các hoạt động học tập 12. Có năng lực đánh giá, kĩ năng xử lí thông tin và giải quyết vấn đề. Hình 2. Sơ đồ biểu hiện của NLTH Biểu hiện của người có NLTH là: 1. Chịu trách nhiệm với việc học tập của bản thân 2. Dám đối mặt với những thách thức 3. Mong muốn được thay đổi 4. Mong muốn được học 5.Có động cơ học tập 6.Chủ động thể hiện kết quả học tập 7.Độc lập 8.Có tính kỉ luật 9.Tự tin 10.Hoạt động có mục đích 11.Thích học 12.Tò mò ở mức độ cao 13.Kiên nhẫn 14. Có kĩ năng thực hiện các hoạt động học tập. 15. Có kĩ năng quản lí thời gian học tập 16. Lập kế hoạch

Xem thêm Rút gọn

Bạn đang xem trước 5 trang tài liệu, để xem tài liệu hoàn chỉnh vui lòng click vào nút Download ở dưới.

docx Số trang: 20 | Định dạng: pdf | Ngày: 18/04/2024

Tên tài liệu Định dạng
Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức dạy học dự án để hiện thực hóa kiến thức về quá trình chuyển hóa vật chất Năng lượng docx
Sau khi tải tài liệu, Quý khách có thể chuyển đổi file tài liệu từ PDF sang WORD miễn phí tại đây
Từ khóa:
TÀI LIỆU LIÊN QUAN